14-07-2010
Đông trùng hạ thảo (có
bán ở các quầy thuốc đông y) là một dạng thảo dược cộng sinh giữa một
loại nấm với một loài sâu non (thuộc một họ côn trùng, có hình dạng
giống như con tằm). Vào mùa đông nó là côn trùng ở dưới đất (có ở các
vùng Vân Nam, Tứ Xuyên... của Trung Quốc).
Nấm
ký sinh vào sâu, làm sâu chết, để đến mùa hè nắng ấm, một loại thảo
dược mọc lên từ đó. Vì thế mới có tên gọi là đông trùng hạ thảo. Do được
sinh ra một cách đặc biệt như thế, nên đông trùng hạ thảo có rất nhiều
công dụng: bồi bổ cho tạng phủ, chủ yếu phế và thận; làm chậm quá trình
lão hóa của cơ thể...
Một số cách chế biến sau
đây theo lương y Bàng Cẩm và Trần Duy Linh từ đông trùng hạ thảo:
Hầm với sườn heo
+ Nguyên liệu: 6 gr - 9 gr đông trùng hạ thảo (ĐTHT),
nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12 gr) và một lượng sườn heo vừa đủ,
cùng các gia vị, tất cả đem hầm để ăn trong ngày. Món này có tác dụng
bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh
mẫn, hay quên...
Tần với vịt
+ Nguyên liệu: Một con vịt mái, 10 gr ĐTHT, mấy lát
gừng tươi, gốc hành, 15 ml rượu, cùng các gia vị.
+ Cách làm: Vịt mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, trụng sơ qua
nước sôi, vớt ra. Dùng nước ấm rửa sạch ĐTHT rồi nhét vào bên trong vịt,
khâu lại, cho vào thố cùng các gia vị, tiêu. Đem thố chưng đến khi vịt
chín. Món này có công dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, bổ phế
thận, trị ho suyễn, suy nhược sau một cơn bệnh...
Hầm với thịt dê
+ Nguyên liệu: 18 gr ĐTHT, độ nửa ký thịt
dê, 30 gr hoài sơn, 15 gr câu kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng
gia vị vừa đủ.
+ Cách làm: Rửa sạch thịt dê,
cắt lát (hơi to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi. ĐTHT, kỷ
tử, chà là, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào
nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ. Dùng cả
cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 - 3 lần. Có công dụng trị chứng
tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng.