Những ngày này đồng bào dân tộc ở xã La Ngâu huyện Tánh Linh không hẹn đều đổ vào rừng thu hái nấm- một thứ nấm mà bà con gọi là linh chi… Đó là loại nấm tai tròn, kích cỡ bằng đồng tiền xu mệnh giá: 5.000 đồng, hoặc lớn hơn một chút, màu đỏ, hoặc màu gan gà.
Người người đổ xô hái nấm
Những ngày này đồng bào dân tộc ở xã La Ngâu huyện Tánh Linh không hẹn đều đổ vào rừng thu hái nấm- một thứ nấm mà bà con gọi là linh chi… Đó là loại nấm tai tròn, kích cỡ bằng đồng tiền xu mệnh giá: 5.000 đồng, hoặc lớn hơn một chút, màu đỏ, hoặc màu gan gà.
Cọng nấm (hay thân nấm) mỏng và dài như ống hút nước ngọt, khá dai và cũng là màu gan gà. Nấm được các tiệm tạp hóa trong xã mua với giá 64.000 đồng, sau đó bán lại cho người địa phương khác đến, giá 140.000 đồng/ ký. Không ít hộ đồng bào cho biết : nấm được hái trên các sườn núi cao, nơi có cây le mọc. Đây là năm thứ ba mọi người đi hái nấm, bán nấm !!
Đôi nét về nấm linh chi
Chúng tôi đã trao đổi với một vài cán bộ lâm nghiệp về nguồn gốc nấm tại La Ngâu song vẫn chưa ai có câu trả lời dứt khoát, tin cậy được. Người được hỏi vẫn nói theo cách bà con nói : « nấm linh chi ». Trên thực tế, nấm linh chi là loại dược liệu quý, được nhân loại biết tới cách đây hàng ngàn năm. Trong thiên nhiên, nấm chỉ mọc nơi rừng rậm, ít ánh sáng và độ ẩm cao. Những cây thường mọc linh chi là cây mận, dẻ (pasania), và guercus serrata. Tuy nhiên, trong hàng vạn cây già, chỉ độ hai ba cây có linh chi. Vì thế, nấm này rất hiếm trong thiên nhiên. Linh chi có nhiều hình dạng khác biệt. Có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo; có thứ giống như trái thận; có thứ lại hình giống như sừng hươu. Theo Thần Nông Bản Thảo, có 6 loại linh chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt. Thanh chi (xanh) vị toan bình, giúp cho mắt sáng, bổ can khí, giúp cho an thần, dùng lâu thân thể nhẹ nhàng, thoải mái. Xích chi (đỏ), vị đắng, tăng trí tuệ. Hắc chi (đen) khiến cho đầu óc tinh tường. Bạch chi (trắng) làm cho trí nhớ dai. Hoàng chi (vàng) an thần, trung hòa. Tử chi (tím đỏ) làm cứng gân cốt, da tươi đẹp. Cả sáu loại đều có công năng giúp người ta trường thọ. Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân viết: “dùng lâu, người nhẹ nhàng, không già, sống lâu như thần tiên”.Trong lịch sử không biết bao nhiêu người đã tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại. Mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Yukio Naoi và Zenzaburo Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, Đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất được vị thuốc này một cách qui mô. Hiện nay, thế giới hàng năm sản xuất vào khoảng 4.300 tấn, trong đó, Trung Hoa khoảng 3000 tấn còn lại là các quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka... Linh chi loại tốt tai nấm rộng đến 110cm , hai mặt không bị mọt, mặt dưới màu vàng chanh nhạt đến trắng. Nếu mặt dưới linh chi màu vàng nghệ thường không tốt, vì đó không phải là màu tự nhiên của nấm
Khác hoàn toàn với nấm tại La Ngâu
Quan sát bằng mắt thường thấy: loại nấm mà bà con xã La Ngâu thu hái trong rừng về, đường kính tai nấm khá nhỏ so với linh chi mô tả trong nhiều tài liệu. Về màu sắc cũng khác biệt. Chúng tôi trong lúc tìm hiểu đã hỏi một người chuyên đi thu mua nấm về tên gọi chính xác, người nầy cho hay: “Không biết tên. Chỉ biết thu mua theo ủy thác”. Người nầy lại nói: “Dứt khoát không phải là nấm độc vì chúng tôi đã mua của bà con 3 năm nay. Nếu nấm độc nhà nước sẽ ngăn cấm!”. Trước tình hình trên, chúng tôi nghĩ cần phải làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của nấm, tính dược (nếu có). Nếu đúng loại nấm quý, Bình thuận cần phải giữ gìn, thu hái một cách khoa học. Cũng cần làm rõ lợi ích của việc sử dụng nấm bởi hiện nay bà con vẫn cho rằng: nấm họ thu hái được trị nhiều bệnh, tăng vẻ đẹp của làn da. Có ai trong chúng ta dám chắc rằng sẽ không có một số chị em vì mong muốn làm đẹp (chưa nói đến các bệnh khác) đã sử dụng nấm một cách không khoa học, thiếu hiểu biết!?...