Câu truyện về Đông Trùng Hạ Thảo - Cau truyen ve dong trung ha thao
Banner
Hotline: 0904.981.981 - 0936.319.818
Tin Tức

Câu truyện về Đông Trùng Hạ Thảo

07-01-2011

than duoc dong trung ha thao.jpgThấy tôi hay tò mò tra cứu, một anh bạn bèn hỏi tôi về câu chuyện Đông trùng hạ thảo, một thứ Đông dược thảo thần kỳ. Chẳng hạn như vào năm 1993, Trung Hoa lục địa tổ chức một Đại hội Thể thao với sự tham dự của nhiều quốc gia. Một toán chín nữ lực sĩ Trung Hoa đã toàn thắng về môn chạy đua. Thành tích của họ đã làm giới thể thao quốc tế kinh ngạc vì cả thẩy chín „ lực sĩ gái“ đã phá kỷ lục, chạy lanh 42 giây trên kỷ lục quốc tế! Người ta nghi có sự gian lận bằng cách „ đốp ping“ (doping) tức là chích kích tố steroid để tăng cường một cách giả tạo nhất thời cho các lực sĩ hăng sức trước khi thi đua, nên đã điều tra thử nghiệm kỹ. Kết quả chứng minh rằng không phải gian lận! Tuy nhiên khi hỏi nhóm dìu dắt, huấn luyện viên Trung hoa thì họ nói là nhờ dùng Đông trùng hạ thảo nên các lực sĩ mới thi thố tài năng tuyệt diệu như vậy.

Câu chuyện trên nghe khó tin nhưng có thực hay ít ra phải tin như vậy khi ta chưa có phản chứng chăng? Xứ Trung Hoa từ hồi nào vẫn nổi tiếng về vụ đẻ ra nhiều nghe như huyền thoại! Ví dụ tại Chu Khẩu điếm gần Bắc kinh, người ta khai quật nhiều di tích khảo cổ lâu đến 500 ngàn năm trước Công nguyên trong đó có bộ xương mệnh danh là „Người Bắc Kinh“ ( Homo erectus pekinensis) và đặc biệt có vài di tích cây cỏ mà người ta suy đoán rằng con người thuở đó đã biết dùng vừa ăn vừa chỗ trợ điều trị bệnh ( E.N. Anderson - The Food of China 1988). Và khoa châm cứu hiện tại theo sự phỏng đoán cũng đã khai sinh phát minh từ thuở con người thời đồ đá mà di tích là môn chích lể của dân gian dùng những mảnh chai, mảnh sành để đâm rạch vào da gọi là „ biêm thạch“ trước khi dùng kim vàng kim bạc ( Soulié de Mourant). Trước thời Viagara, ta vẫn nghe kháo nhau về bổ phẩm ích dương bổ thận của Tầu như chuyện bữa tiệc yến diên của Từ Hi thái hậu khoản đãi các sứ thần Bát quốc có dọn món chuột bạch hà nàm nuôi bằng nhân sâm trong 3 đời, khiến bà vợ già khú của sứ thần Anh quốc cùng chồng bao năm son sẻ không đẻ đái đã dùng thử và sinh con, nghe nói ai cũng ham!

Riêng về danh từ „đông trùng hạ thảo“, thì cũng không xa lạ gì với tai nghe của người mình. Tuy nhiên, rất ít ai thấy tận mắt! Như danh từ gọi, đó là một thứ thảo dược ngộ nghĩnh biến thái lạ kỳ, mùa đông là con sâu nhưng mùa hè là cọng cây ăn vừa bổ vừa hỗ trợ điều trị bệnh. Theo Toan Ánh trong cuốn Phong tục Việt nam từ bản thân đến gia đình, ngoài Bắc ta có ăn: „Đông trùng hạ thảo ăn béo ngầy ngậy. Ta cho đây là một món ăn bổ. Đông trùng hạ thảo còn được dùng để ngâm rượu như ngâm rượu.“ Bác sĩ Nguyễn tam Thanh ở Austin TX, người sinh ra ở „ xứ Lạng có nàng Tô thị có chùa Tam thanh“ kể rằng vùng Lạng sơn rất sẵn loại này vì thường thấy ông thân sinh hay xơi và dùng rượu trân quí này. Anh cho biết hiện nay cũng có vài ngườ i bị ung thư dùng đông trùng hạ thảo phụ trợ với hóa học và xạ tuyến trị liệu hiện đại, tuy không khỏi hẳn nhưng có thấy hiệu quả trong sự nâng đỡ và bồi bổ thể trạng giúp cho bịnh nhân chịu đựng cầm cự với tử thần lâu dài hơn.

câu chuyện về đông trùng hạ thảo
 

Trước đây, người ta khó mà tin được nguyên nhân của hiện tượng biến thái nghe như huyền thoại lạ lùng của loại cây hóa sâu, sâu hóa cây tùy theo mùa như đông trùng hạ thảo! Động vật là động vật, thực vật là thực vật, tại sao lại có sự hoán trạng như vậy? Từ cổ sơ thì lấy con mắt nhận xét của nhân gian chất phác nên mới nẩy sinh niềm tin tưởng như vậy.

Sự khảo sát thực tế hiện nay đã phá vỡ niềm tin tưởng trên như sau:

Con sâu mùa đông là loại bướm Hepialus armoricanus ( Oberthur.) trong tổng Họ Lepidoptera(Cánh bướm). Còn cây cỏ mùa hạ là một loài nấm mọc ăn nhờ ở đậu trên mình con sâu: tên nấm là Cordyceps sinensis (Berk.) thuộc tổng Họ Ascomycetes (Nang Khuẩn). Vào mùa đông, bướm ta đẻ trứng, trứng trở thành ấu trùng ở dưới đất nhưng lại bị xâm nhiễm bởi một bào tử của loài nấm. Nấm sinh sôi phát triển thành nhiều sợi nấm nhỏ gọi là khuẩn ty nhờ rút rỉa bao nhiêu chất bổ dưỡng từ mình con ấu trùng của bướm, khiến cho đến lúc mùa hè thì trùng chết khô mà nấm mọc lú trên mặt đất. Bởi thế, khi đào nấm lên, người ta thấy gốc nấm còn dính liền với đầu của xác sâu!

Để thỏa mãn sự tò mò của bạn đọc, sau đây là vài chi tiết mô tả của sâu và cây nấm thực sự mà chúng ta không có dịp quan sát khi chúng còn tươi nguyên trạng vì ở tiệm thuốc bắc, chúng ta chỉ thấy đông trùng hạ thảo là những cọng cây khô rụng gẫy đầu đuôi được bó bằng chỉ để bán ra thôi.

Ấu trùng của bướm dài khoảng từ 3- 6 cm, dày độ 0.4 - 0.7, sắc nâu vàng, mình nhám với nhiều vạch chạy ngang. Sâu có 8 cặp chân cụt ở khúc bụng và 4 cặp chân hơi dài ở khúc trên. Cắt ngang mình sâu thì thịt sâu ở ruột màu trắng hơi ngả vàng vàng, còn chung quanh có màu vàng sẫm.

Cây nấm mọc từ đầu con sâu trông nhưng một cái cọng cắm vào, đầu cọng phình ra như cái chùy rồi thuôn nhỏ lại. Cây mầu nâu hay sẫm đen lại, dài 4 - 8 cm, kính đo 0.3 cm, chót đầu há ra cho thấy ruột trắng ở trong và một hốc rỗng, đây là phần mang bào tử thường bị gẫy khi phơi khô.

Đông trùng hạ thảo thường gặp ở những vùng rừng ẩm ướt như Tứ xuyên, Thanh hải, Quí châu, Vân Nam (Trung quốc), Tứ xuyên sản xuất nhiều hơn cả. Danh từ „ đông trùng hạ thảo „ ( âm Tầu : dong chong xia cao ; âm Nhật: tochu kaso) cũng quen được gọi tắt là „ đông trùng thảo „ dong chong cao) . Ở Tây tạng và Việt nam cũng có đông trùng thảo, nhưng chỉ thấy ngoài Bắc miền cao như miệt Lạng sơn, còn miền Trung và Nam, không thấy nói đến.

Cách ăn đông trùng tươi ở miền Bắc chưa được tác giả nào tả kỹ về kỹ thuật hay nấu nướng như trong Nam người ta ăn con đuông dừa, chắc chỉ lăn bột chiên dầu chăng?

câu chuyện về đông trùng hạ thảo
 

Chọn loại tốt hơn cả thì người ta chọn khúc đông trùng thảo nào mập, vàng ruột và cọng cây đầu ngắn.

Trên phương diện sinh thái học, rõ ràng là một cây nấm đã giết một con sâu để phát triển và sinh tồn. Người ta muốn áp dụng điều này để tiêu diệt côn trùng trong sự bảo vệ môi trường, nhưng vì hiện tượng này hạn hẹp nên không thực tiễn cho lắm.

Tên đông trùng hạ thảo“ được ghi chép là vị thuốc lần đầu trong cuốn Bản thảo cương mục đời Minh của Lý thời Trân. Dược tính theo Đông Y là vị ngọt, tính ấm, hơi độc. Nó nhập vào kinh Phế và kinh Thận. Tác dụng là bổ hư, kích phát nguyên khí, trừ ho, hóa đàm. Do đó, nó trị khó thở và ho do chứng đàm thấp; trị khó thở do hư nhược, ho do lao tổn, ho ra máu, đổ mồ hôi tự nhiên hay ra trộm về đêm; trị dương nuy hay bất lực tình dục và di tinh; trị đau thắt lưng và đầu gối, bổ hư trong thời gian bình phục một cơn bịnh.

Liều lượng mỗi ngày là 5- 10 gr. Tránh dùng trong các bịnh xuất huyết hay có dấu hiệu biểu phát ra ngoài.

Cách dùng là nấu 15 - 30 gr với một con vịt để trị hư tức ( khó thở do suy nhược) hay nấu cùng liều lượng với thịt heo để trị thiếu máu , sinh lý bất lực hay di tinh.

Thành phần hóa học gồm Cordyceptic acid & Cordycepin. Ngoài ra còn có khoảng 25 - 30 % protein, 8% chất béo và đường mannitol. Sự khảo sát dược lý cho thấy đông trùng thảo có những hiệu lực sau:

1- làm dãn nở trên cuống phế quản
2- làm chuột thí nghiệm nằm yên và ngủ
3- Cordycepic acid có công năng chận các thứ vi khuẩn staphylococci, streptococci trong ống nghiệm
4- Chận đứng nhiều loài meo nấm
5- Trích ly của đông trùng thảo chích mạch máu cho chuột làm giảm huyết áp.

Chất Cordycepin là chất hóa học 3' - deoxyadenosine tìm thấy và ly trích lần đầu từ loại nấm goị là Cordyceps militaris cùng họ và cùng giống với nấm đông trùng thảo Cordyceps sinensis ( Trung dược đại tự điển, Thượng hải 1979). Theo Fox J. và các hợp tác viên (1966), Cordycepin là một thứ trụ sinh loại nucleosid đầu tiên được nói đến.

Theo Klenow 1963, muối triphosphate của Cordycepin ( Cordycepin - 5' triphosphate hay 3' deoxy ATP) tác dụng chống sự thành lập của chất RNA, một chất hiện diện trong chứng ung thư Ehrlich ascites tumor.

Qua các công trình khảo sát về dược lý, ta thấy đông trùng thảo ít nhiều có công dụng trị các triệu chứng do những kinh nghiệm của Đông Y nhận xét từ trước. Nhưng còn thành tích làm tăng cường sức lực các cơ bắp thịt trong sự thi đua thể thao do Đông trùng hạ thảo thì sao? Kể ra, chưa có công trình khảo sát liên quan nào cả.

sự thật về đông trùng hạ thảo
 

Giáo sư Nguyễn văn Dương, trong bài Đông trùng hạ thảo ( Nguyệt san Y Tế tháng 4, 1996) có nêu ra giả thuyết sau: „ Chúng ta biết rằng adenosine là một chất hóa học gồm một phân tử adenine và một phân tử ribose. Chúng ta cũng biết rằng adenosine monophosphate (AMP) và nhất là adenosine diphosphate (ADP) và adenosine triphosphate (ATP) là nguồn gốc tiếp sinh năng lực cho các bắp thịt khi vận động do các phản ứng sinh hóa học. Không một cử động nào, thậm chí đến cái chớp mắt, mà không cần năng lực của ATP. Ánh sáng của con đom đóm sẽ không còn nếu không có năng lực của ATP. Trong cơ thể, với những phản ứng oxyd-hóa, condycepin ( 3'- deoxyadenosine) có thể trở lại trạng thái adenosine. Với sự hiện diện thường xuyên của phosphate trong cơ thể, sự sinh thành của AMP, ADP và ATP không phải là việc khó.

Phải chăng do những phản ứng sinh hóa học này, vì đông trùng hạ thảo đã giúp các nữ lực sĩ nói trên được thành công?

Chúng ta mong rằng giả thuyết do G/s Nguyễn văn Dương đã được giới khoa học lưu tâm nghiên cứu và xác nhận để làm sáng tỏ câu chuyện huyền thoại về đông trùng hạ thảo

Bác Sĩ Lê Văn Lân
Có thắc mắc, hỏi đáp, mời bạn comment dưới đây nhé, chúng tôi sẽ trả lời bạn

Bình luận sản phẩm

Hồng Sâm KGIN rất vui khi bạn đã quyết định để lại comment. Chú ý tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận, xin đừng cố gắng spam hoặc quảng cáo. Hãy dùng tên của bạn khi comment, không sử dụng keyword trong ô Name. Xin cảm ơn.

Click here to cancel Reply.
Telex   VNI   Off