10-07-2010
Linh chi (Ganoderma) là các loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên, có hàng trăm loài khác nhau cùng họ nấm gỗ (ganodermataceae). Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi.Cổ linh chi: Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có
nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên).
Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp.
Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim).
Nấm linh chi trong thiên nhiên
Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến
khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ
linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh
chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong
rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam
đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi
lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.
Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng
chục loài khác nhau.
Linh chi: Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở
các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống,
cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam).
Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ
biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh chi có rất
nhiều loài khác nhau). Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời
Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6
loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau:
- Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
- Loại có màu xanh gọi là Thanh chi.
- Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi.
- Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
- Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.
- Loại có màu tím gọi là Tử chi.