14-07-2010
Kể từ thời điểm năm 1993, nhu cầu cả trong nước lẫn
quốc tế về thần dược Đông trùng hạ thảo tăng vọt sau khi các VĐV điền
kinh Trung Quốc gây chấn động toàn thế giới với nhiều HCV. Kỳ 3 của loạt bài
“Đi tìm bảo bối quốc gia”, VTC News tiếp tục cung cấp cho độc giả những
cuộc “săn vàng ròng của đất”.
|
Những sườn đồi trọc này là nơi có "vàng
của đất". |
Đã
từng vừa bán vừa rao vẫn… ế hàng
Cầu đã có,
cung ắt phải đáp ứng. Và từng đoàn người bắt đầu đổ về vùng cao nguyên
khô cằn Tây Tạng trong một cuộc tìm kiếm đầy chông gai và cạm bẫy.
Tuy nhiên,
trước đó, ít ai biết rằng, món hàng Đông trùng hạ thảo cũng có những lúc
thật bi đát. Đó là thời kì những năm 70 và 80, khi Trung Quốc còn đang
trong giai đoạn Cách mạng văn hoá, chẳng mấy người quan tâm đến Đông
trùng hạ thảo.
Đây được
xem là giai đoạn đóng băng và thất thu nặng nề nhất của thị trường. Đông
trùng hạ thảo lâm vào cái thế “vừa bán vừa rao vẫn… ế hàng”.
Người bản
địa phải chèo kéo mỏi mồm mới “vớ” được một ông khách trả khoảng 0,08
USD cho một thân trùng to.
Tuy nhiên,
gió đã đổi chiều kể từ giữa thập niên 80 sau khi hàng loạt các chính sách
kinh tế thời mở cửa giúp cho đời sống người
dân ngày càng khấm khá. Và hệ quả là họ có thêm nhiều điều kiện để tìm
lại những “vốn cổ” đã bị thất truyền trong một giai đoạn. Và một trong
những điều đầu tiên họ nghĩ đến chính là Đông trùng hạ thảo. Dù vậy, đến
năm 1982, chỉ cần khoảng 200 NDT là đã có một món hàng “ngon”.
Hàng
ngàn người “chổng mông” mỗi ngày
|
Săn tìm Đông trùng hạ thảo. |
Thu hái
trùng thảo là một quá trình tương đối khó và phải tinh tế. Đối với từng
cây trùng thảo thì việc thu hoạch rộ nhất chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày.
Nếu đào quá
sớm, bào tử trùng thảo vẫn chưa trưởng thành, hàm lượng thành phần sẽ
rất thấp.
Nếu đào quá
chậm thì không những bào tử bị gió phân tán, bị khô héo sẽ không thích
hợp làm thuốc nữa mà tuyết tan ra cũng rất khó tìm.
Trên những
triền núi cao hơn 4.000 m so với mực nước biển thuộc tính Tứ Xuyên, hàng
ngàn người bản xứ Tây Tạng băng qua những sườn đồi trọc quanh vùng,
chổng mông lên trời để để tìm Đông trùng hạ thảo.
Nhập vào
đoàn người này là hàng trăm người dân tứ xứ đang thử tìm vận may. Ở cái
vùng này, thậm chí, việc tìm trùng nóng bỏng đến nỗi ngay cả trẻ em cũng
phải bỏ các kì nghỉ hè để giúp đỡ bố mẹ.
“Tôi
nghĩ có chút gì đó điên cuồng”
“Tư âm tráng dương”
Sách
y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi Đông trùng hạ thảo là
vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá
đàm” , “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư
bệnh kiện thân”, là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được
“Bách hư bách tổn”.
|
“Cả thế
giới muốn có nó, vì thế đông trùng hạ thảo giờ quý như vàng vậy” - Ông
Deng Yazhi, một tay săn thảo dược chuyên nghiệp khẳng định - "Giờ đây,
nhà nhà đi tìm nó, chỉ để người già ở nhà. Tôi nghĩ có chút gì đó điên
cuồng ở đây nhưng tôi cũng muốn kiếm tiền". Ông Deng đã quyết định nghỉ
việc ở một quán ăn ở Tứ Xuyên để tìm kiếm thần dược này.
Sáng tinh
mơ, Tangba, một thầy lang bản địa cùng những người đồng hành khác lại
hối hả lên đường với một chiếc túi và một cây cuốc trong tay.
Họ đào xới
rất cẩn thận để tránh làm hư hỏng thần dược. Buổi chiều muộn, họ lại uể
oải bước về, có người mặt mày hớn hở, người lại ủ dột với cái túi trống
rỗng.
Đôi khi,
thời tiết không mấy thuận lợi ở trên núi khiến cho công việc trở nên vất
vả hơn. Nhưng với Tangba thì "Thời tiết có thế nào thì chúng tôi cũng
vẫn đi đào. Tôi biết vào trong khu bảo tồn để hái thảo dược là phạm pháp
nhưng tôi phải làm liều để cải thiện đời sống".