16-11-2017
Ai cũng biết rằng nhân sâm là tốt cho sức khỏe, nhưng cụ thể những tác dụng dược lý của loại dược liệu quý hiếm này ra sao, liệu chúng ta đã biết tường tận?
Nhân sâm được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận về lợi ích về mặt sức khỏe mà nó mang lại cho con người, cũng được ứng dụng sử dụng trong nhiều trường hợp hỗ trợ điều trị cụ thể, được xếp vào loại “thượng phẩm” trong đông y, dùng được tốt cho cả trẻ em và người lớn, hầu hết mọi đối tượng đều thích hợp sử dụng loại sản phẩm này. Trẻ em chậm lớn, người già, phụ nữ, những người có cơ thể suy nhược, các trường hợp bệnh lý: viêm phế quản mãn tính, ho lao, tiểu đường… đều cần đến sự hỗ trợ của nhân sâm. Chúng còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cơ thể, giúp chúng ta tự chống lại bệnh tật và làm việc hiệu quả hơn, tăng tập trung, tăng ghi nhớ, hạn chế mắc bệnh khi có những tác động của môi trường và tuổi tác. Nhân sâm thậm chí còn có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư ở mọi đối tượng.
Cần lưu ý gì khi sử dụng nhân sâm để nâng cao sức khỏe?
Liều lượng sử dụng nhân sâm nên được tính toán kỹ càng. Dù đây là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một cách lạm dụng, sẻ gây phản tác dụng.
Với người lớn, liều dùng nhân sâm 1 ngày nên duy trì ở mức 6 – 8 gram. Nhân sâm có thể bỏ vào sắc, hãm để lấy nước uống. Ngoài ra, người ta còn kết hợp nhân sâm với nhiều loại thảo dược bồi bổ khác để sắc chung mang lại hiệu quả tích cực hơn, cụ thể là: cam thảo, bạch linh, bạch truật (4 – 6 gram mỗi loại) và nhân sâm 8 gram bỏ vào sắc, mỗi ngày uống 1 thang, duy trì từ 2 – 3 tuần.
Nhân sâm còn có thể bỏ vào ngâm rượu. Cần 40 gram nhân sâm và 1 lít rượu trắng, ngâm đậy chặt để ở nơi thoáng mát, 3 – 4 tuần sau là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 50ml rượu ngâm, không nên nhiều hơn.
Lưu ý rằng phần núm rễ của củ sâm (lô sâm) là phần nên bỏ đi khi chế biến và sử dụng. Phần này không có giá trị dinh dưỡng lại gây cảm giác buồn nôn, không nên tận dụng.
Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý không dùng nhân sâm, đó là khi đang bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng tả thuộc thể hàn… Lúc này nếu dùng nhân sâm thì sẽ có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng. Người mất ngủ thì không dùng nhân sâm vào chiều và tối; người huyết áp cao cũng không nên dùng loại thảo dược này.