14-12-2010
Các bác sĩ Bệnh viện y học cổ truyền Quảng Châu sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra kết luận trên. Tuy nhiên các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, khi sử dụng các thực phẩm có màu sắc này không nên dùng quá nhiều nhiệt để chế biến, không nên ăn lạnh, không lạm dụng quá mức.
Màu đỏ, cam
Chủ yếu là các thực phẩm như cà chua, dâu, rượu vang, táo tàu, cà rốt, thịt bò…
Những thực phẩm có màu đỏ rất giàu lycopene, carotene, sắt và một số axit amin. Ngoài ra, còn chứa một số lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Màu vàng
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, trái cây và rau quả màu vàng, trứng, hoa bí, hồng, cam, bí ngô, chuối…
Trái cây, rau quả, thực phẩm màu vàng rất giàu vitamin A D, cellulose, pectin, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và các chất có hại khác, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, phòng ngừa ung thư thực quản, ung thư dạ dày, đường ruột và các bệnh khác.
Màu xanh đậm
Có nhiều trong các loại rau. Trong một tuần nên ăn nhiều nên ưu tiên các loại rau sau cần tây, dưa chuột, rau bina, ớt xanh, đậu xanh, trà xanh…
Các thực phẩm màu xanh rất giàu chất xơ, tốt cho dạ dày, ngăn ngừa táo bón và giảm tỷ lệ mắc ung thư trực tràng. Ngoài ra, ăn rau xanh thường xuyên cho phép cơ thể duy trì sự cân bằng acid-base ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Màu trắng
Gạo, hải sản, khoai lang, củ cải trắng, nấm, cá, thịt gà, thanh long…
Những thực phẩm màu trắng giàu tinh bột, đường, protein… cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
Màu đen
Gà đen, ba ba, mực, mộc nhĩ, gạo màu đỏ, nếp cẩm, mè đen, rong biển…
Y học hiện đại chứng minh, thực phẩm màu đen không những cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể mà còn tốt cho thận, chống lão hóa, tăng tuổi thọ, phòng bệnh, làm đẹp…