18-01-2017
Từ lâu chúng ta đã biết đến những công dụng tuyệt vời của nhân sâm Hàn Quốc đối với sức khỏe người dùng. Nhưng cũng lợi dụng điều này, sâm Hàn Quốc bị làm giả, nhái rất nhiều. Những sản phẩm kém chất lượng vẫn tràn ngập trên thị trường dưới danh nghĩa sâm chuẩn chính hãng, đánh lừa người tiêu dùng bằng những lời quảng cáo hoa mỹ nhưng lại không có căn cứ xác thực. Vậy phải làm sao để chọn mua được những hộp
nhân sâm tươi Hàn Quốc thực sự chất lượng, phân biệt được hàng thật với hàng nhái giả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nhận biết sâm Hàn Quốc chính hãng
Nhân sâm Hàn Quốc tự nhiên hiện nay thực tế không đủ để đáp ứng được hết thị trường trong và ngoài nước, vì thế ngoài nguồn
nhân sâm tươi tự nhiên, Hàn Quốc còn tiến hành nuôi trông nhân sâm trong những môi trường được thiết kế với những tiêu chuẩn khắt khe, đạt đúng điều kiện sinh sống của sâm tự nhiên, sao cho chất lượng sâm thu hoạch cuối cùng giống sát với nhân sâm tự nhiên nhất. Dù là sâm tự nhiên hay nuôi trồng thì thời gian chăm sóc cho đến khi có thể thu hoạch cũng lên đến
6 – 8 năm, rất vất vả và tốn kém, chứ không hề dễ dàng.
Nhân sâm tươi Hàn Quốc được cho là tốt nhất trên thế giới với khoảng 37 loại hoạt chất Saponin có lợi cho sức khỏe. Trong đó Geumsan chính là thủ phủ của nhân sâm Hàn Quốc từ hàng ngàn năm trước.
Đặc điểm của nhân sâm chuẩn Hàn Quốc
Những củ nhân sâm thật sẽ có hình trụ hoặc vuông bo tròn, đầu thân đuôi có đường kính tương đương và khá mập mạp. Trên thân củ hầu hết là nhánh đơn, rất ít rễ phụ, rễ thô và ngắn (1.5 – 2cm). Màu sắc nhận biết là nâu đỏ hơi đục. Còn nhân sâm Trung Quốc thì có thể nhận biết với màu hơi nâu hòng, xen lẫn đốm nâu sẫm đục, khía dọc, có vân tròn phía phần trên.
Ngoài ra, thị trường còn cho bán những sản phẩm nhân sâm non, được thu hoạch vội vàng khi chưa đạt đủ tuổi. Cách nhận biết nhân sâm non như sau: nhân sâm già khá nặng tay, dai, còn nhân sâm non có màu sắc khá giống với củ cải, chảy mủ khi cắt ra.
(Quá trình phát triển của nhân sâm qua các năm)
Nhân sâm tươi chính hãng khi đóng hộp vận chuyển sẽ có cả rễ và đất tươi, còn sâm giả thường bị cắt mất phần rễ để tránh khách hàng chú ý phát hiện.
Một số nguyên liệu làm sâm giả
Những củ
nhân sâm Hàn Quốc càng ngày càng được làm giả một cách tinh vi hơn. Từ những củ đậu đũa dại, thương lục, sơn sâm, niễng rừng… chúng hoàn toàn có thể biến hóa thành những củ nhân sâm quý giá đặt trong những chiếc hộp sang trọng bán cho người tiêu dùng. Ta có thể nhận biết một số thứ nguyên liệu này như sau:
-
Sâm đất: thường có hình nón hoặc hình thoi chứ không có đường kính đồng đều như sâm thật. Thân chia thành nhiều nhánh, và khá thô ráp, dễ gãy do bị gia công cho giống sâm thât, có chất keo hơi ngọt.
(Rễ cây thương lục)
-
Thương lục: có hình trụ nhưng nhỏ dần xuống dưới, màu nâu đen hoặc nâu vàng, khá dai và khó bẻ. Nếu cắt ra mặt cắt sẽ có màu nâu vàng hoặc nâu đen, mùi khá tanh, vị đắng và chua.