20-07-2010
Nhưng trong thời gian giữa hè thường xuất hiện tình trạng không muốn ăn, chức năng tiêu hóa, hấp thụ kém…
Theo đông y, trong cơ thể nếu âm dương cân bằng, sẽ không mắc bệnh.
Ăn uống mùa hè trước hết phải lấy thanh đạm
Người thích ăn đồ béo, ngọt, cay mà không hay ăn thức ăn đắng, dễ làm cho cơ thể thừa dương, thiếu âm. Vì thế cả 4 mùa trong năm đều phải ăn thức ăn có vị đắng một cách thỏa đáng, mùa hè đặc biệt phải ăn nhiều hơn một chút. Các chất alkahod có trong thức ăn vị đắng có tác dụng dược lý là tiêu viêm hạ sốt, kích thích tuần hoàn máu, giãn mạch…
Về mùa hè ăn mướp đắng, rau đắng, bia, uống nước chè, cà phê, coca…. một cách hợp lý thì không những có thể thanh tâm trừ phiền, tỉnh não, tiêu viêm giải nóng, mà còn có thể kích thích ăn uống, kiện tỳ lợi vị.
Ăn uống mùa hè trước hết phải lấy thanh đạm, bình bổ là chính, thường xuyên ăn thịt gà, thịt vịt, thịt lợn nạc, đậu tương và chế phẩm đậu, tránh ăn những thức ăn ngấy mỡ khó tiêu. Nên ăn nhiều rau và quả loại dưa như dưa hấu, bí xanh, mướp, cà, bí ngô…
Hạn chế thức ăn tính nóng như thịt mỡ, thịt cừu...
Ngoài ra, nếu ra mồ hôi quá nhiều, nên dùng sâm để bồi bổ, hiệu quả dưỡng khí, dương âm đều tốt. Những người âm huyết hư, nên chọn những thứ bổ âm bổ huyết như đương quy, thạch hộc, thủ ô, thục địa…
Đối với người già, nên chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ âm bổ khí cùng với các vị thuốc chế biến thành món ăn thuốc, vừa tăng sự ngon miệng, lại vừa có tác dụng bồi bổ như canh vịt già trùng thảo, canh bí xanh cá diếc, ba ba hầm suông, gà nấu hoàng kỳ, thịt xào bách hợp.
Một số thức ăn có tính nóng như thịt cừu, thịt ngỗng, thịt mỡ, cá chép… tốt nhất không nên ăn vào mùa nóng.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung
Đất Việt